Theo thông tin từ Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), chỉ trong tuần cuối cùng của năm 2017, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 2.412 vụ, phát hiện, xử lý 1.724 vụ vi phạm. Lực lượng chức năng đã phạt vi phạm hành chính 7,6 tỷ đồng, tiền bán hàng tịch thu là 1,65 tỷ đồng.
Trong số những vụ việc điển hình, ngày 27/12/2017, Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM qua kiểm tra điểm chứa hàng tại địa chỉ số 129 Tân Thành, phường 15 đã phát hiện và tạm giữ tổng cộng 773 sản phẩm phụ tùng xe gắn máy do nước ngoài sản xuất không hóa đơn chứng từ.
" alt=""/>Một doanh nghiệp bán lượng lớn phụ tùng xe máy Honda có dấu hiệu giả mạoTài khoản Facebook dễ bị mất nếu người dùng không có ý thức bảo mật
Bảo vệ bằng mật khẩu khó đoán và xác thực hai yếu tố
Hãy sử dụng một mật khẩu độc nhất và khó đoán. Mật khẩu của người dùng nên tránh sử dụng tên, số điện thoại, địa chỉ email hoặc những từ phổ biến.
Không nên dùng mật khẩu Facebook cho những dịch vụ trực tuyến khác và lưu ý không bao giờ chia sẻ mật khẩu Facebook với người khác.
Nên sử dụng tính năng xác thực hai yếu tố để tăng cường bảo mật cho tài khoản, yêu cầu những người khác trong doanh nghiệp cũng sử dụng tính năng này.
Khi người dùng đã thiết lập lớp bảo vệ bổ sung này, Facebook sẽ yêu cầu nhập mã đăng nhập hoặc xác nhận đăng nhập mỗi khi có ai cố gắng đăng nhập vào tài khoản của bạn từ một thiết bị máy tính hoặc di động mà Facebook không nhận ra.
“Chúng tôi cũng khuyến khích bạn đăng ký nhận cảnh báo về những lần đăng nhập từ thiết bị mà chúng tôi không nhận ra. Bạn có thể truy cập Trung tâm Trợ giúp của chúng tôi để tìm hiểu thêm về cách thiết lập và quản lý xác thực hai yếu tố và nhận cảnh báo về đăng nhập không nhận ra”, Facebook nêu rõ.
Nắm rõ các vai trò và quyền trên Trang Facebook page
Người dùng cần đảm bảo hiểu rõ tất cả những vai trò khác nhau trên Trang và những quyền hạn.
Facebook khuyến nghị người dùng thường xuyên xem xét những ai có quyền quản trị (admin) trong mục Cài đặt, và khi thêm trang của mình vào Trình quản lý doanh nghiệp, hãy dành thời gian để xem đã cho phép những vai trò và chức năng gì trên trang đó.
Người dùng cũng nên có nhiều hơn một quản trị viên cho Trang, để có thể duy trì hoạt động của Trang bình thường và khôi phục quyền quản trị trong trường hợp bị mất quyền.
Đừng chấp nhận lời mời kết bạn từ những người không quen biết
Những kẻ lừa đảo có thể tạo những tài khoản giả mạo để kết bạn và thao túng người khác. Chấp nhận yêu cầu từ những kẻ lừa đảo có thể dẫn đến việc tin rác được đăng trên dòng thời gian của người dùng và chia sẻ với bạn bè.
" alt=""/>Đích thân Facebook tiết lộ bí quyết giúp người dùng không bao giờ bị hack tài khoảnCuối tháng 10/2017, Ủy ban châu Âu (EC) áp dụng “thẻ vàng” cho Việt Nam sau nhiều năm cảnh báo việc đánh bắt thủy hải sản trái phép. Mỗi thẻ vàng thường kéo dài trong vòng 6 tháng nhưng Việt Nam đã bị gia hạn thêm 6 tháng nữa. Nếu tình hình này không được cải thiện, Việt Nam có thể phải nhận “thẻ đỏ”, hay mất đi thị trường xuất khẩu thủy sản là châu Âu (chiếm gần 20% thủy sản xuất khẩu của nước ta).
Trước đó, giải pháp chống “thẻ vàng” hay “thẻ đỏ” với các thiết bị định vị mua của nước ngoài cho các tàu cá bị vô hiệu bởi nhiều lý do. Hai dự án được tài trợ với các thiết bị của Nhật và Pháp hầu hết đều bị ngư dân tắt nguồn hoặc rút ăng ten để tùy nghi đánh bắt và bản thân thiết bị cũng có những hạn chế.
![]() |
Tháng 10/2018, 1 năm kể từ ngày Việt Nam bị “thẻ vàng” của EC, Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ mạng Viettel (nay là Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel) cho ra mắt sản phẩm S-Tracking.
S-Tracking của Viettel sử dụng nguồn năng lượng mặt trời và kể cả khi đặt trong bóng tối cũng có pin dự trữ có thể duy trì thiết bị trong 30 ngày (bằng thời gian một chuyến biển). Bên cạnh đó, sản phẩm được tích hợp thêm các chức năng đơn giản gần gũi với nhu cầu của ngư dân như loa để cơ quan quản lý có thể thông báo và cảnh báo nguy hiểm.
Sản phẩm của Viettel cũng đi kèm với một ứng dụng trên điện thoại để người dân có thể kết nối bluetooth và dùng sóng vệ tinh để nhắn tin về bờ. Ứng dụng trên điện thoại cũng tích hợp cả mẫu điền nhật kí khai thác, có sẵn vị trí và tọa độ của tàu, người dân chỉ cần điền loại thủy sản và khối lượng đánh bắt, tiện hơn ghi trên giấy như trước đây.
Tính năng đặc biệt của sản phẩm Việt Nam
Việc thiết kế sản phẩm với nhiều tính năng thiết thực, gần gũi hơn sản phẩm của nước ngoài là ưu thế đầu tiên của S-Tracking. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nữa là những kĩ sư của Viettel còn tới tận nơi hướng dẫn các chủ tàu cách sử dụng thiết bị.
Tại tỉnh Cà Mau, địa phương áp dụng quy định các tàu đánh cá phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, S-Tracking của Viettel được người dân lựa chọn chứ không phải các thiết bị ngoại nhập. Trong đợt đầu tiên Viettel sản xuất, hơn 300 bộ S-Tracking đã bán hết và đây cũng là khởi đầu cho thắng lợi của sản phẩm “Made in Vietnam”.
![]() |
Ông Nguyễn Đình Chiến, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết: với thiết bị của Viettel, nếu đi lạc sang vùng biển của nước khác thì ngư dân sẽ được cảnh báo và cơ quan quản lý cũng phát hiện ra; còn nếu đi trong vùng biển của Việt Nam thì không bị hiển thị tọa độ và không bị lộ ngư trường. Đây là tính năng về bảo vệ kèm bảo mật mà các ngư dân đều rất thích. Trường hợp họ bị tấn công hoặc tai nạn trên biển thì có thể truyền tín hiệu ngay tới các cá nhân, tổ chức liên quan để kịp thời ứng cứu.
Và thị trường trong nước cho sản phẩm này cực lớn với 30.000 tàu cá đánh bắt xa bờ; gần 77.000 tàu cá đánh bắt gần bờ và 270.000 tàu tuyến thủy nội địa và hơn 1 triệu ngư dân đang tham gia lưu thông thường xuyên.
Công nghệ phía sau S-Tracking
Trước đó, các công ty Việt Nam ít tham gia sản xuất vì làm sản phẩm này không dễ về mặt kỹ thuật và còn khó hơn khi phải có giá cạnh tranh. Đây cũng là lý do khi Viettel sản xuất thành công, họ tự hào đem sản phẩm chủ lực là S-Tracking cùng nhóm giải pháp này tới Hội nghị di động thế giới (MWC 2019) để giới thiệu với quốc tế. Ở Việt Nam, giá thiết bị do Viettel sản xuất thấp hơn từ 20% đến 30% so với các sản phẩm nước ngoài nhưng nhiều tính năng hơn và phù hợp với các điều kiện của người Việt Nam hơn.
Ông Nguyễn Đình Chiến, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết: “Đối với người làm nghiên cứu sản xuất thiết bị vô tuyến hay viễn thông thì việc sản xuất thành công thiết bị truyền tin qua sóng ngắn là một thách thức lớn. Nếu làm được, Viettel khẳng định được đẳng cấp trong thiết kế các thiết bị sóng ngắn phục vụ liên lạc trên biển, trong đó có cả tàu cho quân đội và ngư dân”.
![]() |
Chuyên gia về kỹ thuật này nói thêm, đây là lần đầu tiên Viettel đưa nhóm giải pháp cho ngành thủy sản giới thiệu ra thế giới. Các nhóm sản phẩm này sẽ có thị trường rất tiềm năng ở các nước mà Viettel đang đầu tư, đặc biệt là châu Phi. “Biển chiếm tới ¾ diện tích trái đất và thị trường dành cho các thiết bị trên biển là rất lớn” ông Chiến nhận xét.
Một điều quan trọng khác khiến Viettel đem sản phẩm này đến MWC 2019 như ông Chiến phát biểu: “Chúng tôi cũng muốn giới thiệu cho quốc tế về khả năng của Viettel trong việc sản xuất các thiết bị đầu cuối truyền sóng ngắn mà những sản phẩm dành cho ngư dân mới là điểm khởi đầu. Bởi phía sau việc sản xuất thành công các sản phẩm dành cho ngư dân là Viettel đã làm chủ nhiều công nghệ lõi như thu phát vô tuyến, mã hoá truyền số liệu, công nghệ bảo mật…”.
Doãn Phong
" alt=""/>‘Thẻ vàng’ xuất khẩu thuỷ sản và lời giải công nghệ của Viettel